hello world!
Published: 5 Tháng Mười, 2022

Đền Bà Chúa Kho có phải là điểm tâm linh cầu gì được nấy ở Bắc Ninh?

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền cực kỳ linh thiêng và nổi tiếng khắp khu vực phía bắc. Đây chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ của lịch sử Việt Nam. Người mà đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực và trông nom kho tàng của quốc gia trong suốt thời gian dài lịch sử. Người mà có công rất lớn trong chiến thắng Như Nguyệt của lịch sử dân tộc ta.

đền thờ về đêm rất đẹp

Giới thiệu sơ lược về Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh hiện được nhà nước Việt Nam công nhận là một di tích lịch sử với các công trình: Đình – Chùa – Đền. Đây không chỉ là điểm tham quan du lịch mà còn là điểm cầu xin khấn vái hàng năm của du khách khắp cả nước. Đây là một khu di tích lịch sử thuộc trong quần thể di tích của khu Cô Mễ.

Bà chúa Kho

Đền Chúa Bà Kho có gì mà hấp dẫn du khách

Tham quan kiến trúc độc lạ của Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng với phong cách kiến trúc cực kỳ cổ xưa. Tuy nó đã được cải tạo và sửa chửa rất nhiều lần nhưng không làm mất đi dấu ấn văn hoá của nhiều thời kỳ trước. Xung quanh ngôi đền còn rất nhiều các mảnh vỡ nằm rải rác. Trên đầu đền dùng ngói mũi hài và gạch ngói cũ của thời nhà Lê từ thế kỷ 17 đến 18. Năm 1978 đến năm 1980 ngôi đền được cải tạo mạnh vì nó bị tàn phá khủng khiếp trong cuộc chiến với Pháp. Kinh phí xây dựng huy động được của bà con khu vực gần đền.

Đền Bà Chúa Kho dù trải qua thế nào củng phải giữ lại cái nét kiến trúc chung. Đó là lối kiến trúc với kiểu chữ nhị gồm toà Tiền tế ba gian và Hậu cung ba gian. Bên trên mái đền đó là bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi: “Chúa Kho từ”, được dích là “đền Bà Chúa Kho”. Hai trụ phía trước đền được trang trí bằng hai câu đối bằng chữ Hán. Hai câu đối này nhằm ca ngợi công lao của công chúa Thanh Bình. Nội dung hai câu đối như sau:

Càn long tốn thuỷ lưu thắng cảnh
Liệt nữ cao sơn hiển linh từ

Tạm dịch: Phía Tây Bắc có mạch nguồn, phía Đông Nam có dòng nước chảy là nơi cảnh đẹp. Người nữ oanh liệt được tôn thờ ở ngôi đền linh thiêng trên đỉnh ngọn núi cao.

đền bà chúa kho

Điểm cầu xin khấn vái cầu tài cầu lộc mổi dịp xuân về tết đến

Đền Bà Chúa Kho là nơi tổ chức lễ hội truyền thống của Bắc Ninh. Và là trung tâm văn hoá tín ngưỡng của người dân miền Bắc. Nơi đây có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Và nó củng chính là điểm cầu tài lộc may mắn vào những dịp tết đến xuân về bạn nhé.

thành khẩn cầu xin

Khám phá những bí ẩn tại Đền Bà Chúa Kho

Ngay sau Đền Bà Chúa Kho có một đường hầm với kết cấu hình mái vòm nằm ẩn sâu trong chân núi. Đây là một đường hầm bí mật được đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu con sông Như Nguyệt. Đường hầm có điểm cao nhất là 2m và là một nơi ẩn nấp rất khó bị phát hiện. Nhiều câu chuyện truyền miệng đã kể rằng đây chính là đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng để phục vụ cho quân sự thời nhà Lý. Đường hầm được cho là điểm nhấn chiến lược quân sự với địa hình được cho là dễ thủ khó công. Và đây củng chính là điểm tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi nhiều nơi khác.

Xem thêm:   Đền Đô là di tích lịch sử có nhiều cảnh quan đẹp của Từ Sơn Bắc Ninh

Phía trước Đền Bà Chúa Kho là một đầm nước cực kỳ rộng lớn được bao phủ bởi núi đá. Chỉ có một hướng ra vào cho nên dể kiểm soát lượng người ra vào. Ngoài ra địa hình này dễ dàng di chuyển bằng thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoặc xuyên ra hồ Thủy để di chuyển về thành cổ Bắc Ninh. Gần đó có một con suối chảy ngang có tên là suối Hoa. Tuy nhiên ngày nay nó bị chắn bởi con đê bằng bê tông. Trong suốt những năm tháng chống đế quốc hoa kỳ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà của quân đội ta. Cho nên chúng ta củng dễ dàng nhận định ra rằng thời xưa nó là nơi tập kết để quấn luyện thuỷ binh của nhà Lý.

đền bà chúa kho

Khám phá truyền thuyết huyền bí về Đền Bà Chúa Kho

Vào những năm đầu thế kỷ 20, Pháp cho dở bỏ phá hủy nơi này để làm một nhà máy sản xuất giấy. Quy mô của nhà máy này là cực lớn, vì nó có công suất cung cấp giấy cho các nước thuộc khu vực đông dương thời bấy giờ. Với diện tích quy hoạch gần như ôm trọn hết cả quả núi. Cho nên bắt buộc phải phá bỏ ngôi đền, nhưng nó vấp phải sự phản đối mạnh mẻ của bà con nhân dân trong khu vực.

Tương truyền có một lần khi ông Bê Tô là người chủ sự công trình ở đây cho phá đền, thì lập tức vợ ông lâm bệnh nặng. Bà ta quằn quại đau đớn với căn bệnh đau bụng mà các bác sỉ tây học khám chữa vẫn không tìm ra nguyên nhân. Nghe dân làng hướng dẫn, ông Bê Tô củng cho làm mâm lể và dân lên Bà Chúa Kho, thế là người vợ ông đột nhiên hết bệnh. Quá đổi kinh hải trước sự linh thiêng này, ông Bê-tô quyết không phá đền nữa. Và ông cho xây một con đường bê tông nhỏ từ cổng nhà máy dẫn lên đền và để cho bà con nhân dân tự do ra vào cúng viếng.

khám phá công đức bà chúa kho

Tham quan phong tục tập quán và nghi lễ trong ngày dâng lễ tại Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là điểm cho vay trả lãi cũa giới tâm linh. Nếu muốn ứng linh thì phải thành tâm khi vay vốn với Bà chúa Kho và nhớ giữ đúng lời hứa. Việc vay bao nhiêu và trả bao nhiêu, khi nào trả là tùy vào lúc khấn vái. Nhưng dù có được hay không thì đã hứa thì phải giữ đúng lời hứa với Bà Chúa Kho. Việc hành lể chúng ta làm theo bước như bên dưới:

Sắm lễ

Các bạn có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn điều này hoàn toàn tùy tâm, tùy vào việc bạn hứa gì và cầu gì. Xung qua khu vực Đền Bà Chúa Kho có rất nhiều cơ sở kinh doanh lễ vật. Bạn có thể đến đây đặt vấn đề để mua hay chuẩn bị từ nh2 để thể hiện lòng thành tâm. Tùy vào sở thích mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Dâng lễ

Các mân lễ cơ bản để dâng lên Bà Chua Kho như sau:

  • Lễ chay: Hương hoa, quả, trà, phẩm oản… Phần lễ chay này dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: Bạn có thể dúng đồ chay hình tướng gà, lợn, hoặc dùng đồ mặn là thịt gà, thịt lợn…
  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không được sắp đồ lễ sống như: trứng, gạo, muối, thịt tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Cỗ Sơn Trang: Gồm đặc sản chay của Việt Nam. Các bạn nhớ không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Gồm oản, quả, hương hoa… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị gương, lược … Những đồ mã mô phỏng đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này nhỏ nhắn, được làm cầu kỳ, và được gói trong những túi nhỏ đẹp mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải cúng đồ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện mới được linh ứng.
Xem thêm:   Đền Đô là di tích lịch sử có nhiều cảnh quan đẹp của Từ Sơn Bắc Ninh

Văn khấn

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần và 3 lạy).

  • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
  • Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
  • Con xin kính lạy Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh.
  • Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
  • Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
  • Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
  • Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
  • Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là (tên của bạn), ngụ tại (địa chỉ nhà của bạn). Ngày hôm nay là ngày ? tháng ? năm ?. Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết với một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối. Con cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường. Hương tử con xin lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu. Con cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và 3 lạy)

Hạ lễ

Sau khi dâng lễ và cầu xin khấn vái ở các ban thờ. Các bạn phải đợi hết một tuần nhang mới được hạ lễ. Vào thời khắc đó, các bạn đi dạo tham quan khung cảnh xung quanh Đền Bà Chúa Kho. Sau đó đi vào thắp hương xong, bạn vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi mới được hạ sớ và hóa vàng. Hoá sớ xong thì bạn mời được hạ lễ, từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì bạn buộc phải để nguyên trên ban thờ chứ không được đem về.

bà chúa kho

Chụp hình chụp ảnh lưu niệm

Đền Bà Chúa Kho với cấu trúc mái đình cổ xưa đã làm dấy nên bao ý tưởng chụp hình đẹp của giới trẻ hiện nay. Bạn nhớ chụp ngay cho mình vài tấm ảnh để lưu niệm rằng đã từng đến đây tham quan khấn vái. Nếu tay nghề cao chắc chắn bạn sẽ làm nên được bộ sưu tập sống ảo để đời khi đến đây.

chụp ảnh đẹp

Nguồn gốc và lịch sử hình thành Đền Bà Chúa Kho

Bà Chúa Kho là ai?

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm và là người có nhan sắc tuyệt trần. Bà có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Đàng Ngoài và giúp nhân dân khai khẩn đất đai nông nghiệp. Bà kết hôn với Vua Lý thời bấy giờ và trở thành một vị hoàng hậu thời đó. Sau khi thấy ruộng đất nơi đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp với mục đích khai khẩn ruộng hoang. Bà rất có công trong việc giúp nhà Vua kinh bang đất nước và giữ gìn kho lương. Bà mất vào ngày 12 tháng 1 năm Đinh Tỵ tức năm 1077. Nguyên nhân cái chết là bị giặc ám sát trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng ở đây.

đền thờ bà chúa kho

Nguồn gốc hình thành Đền Bà Chúa Kho

Để tưởng nhớ công ơn của Bà Chúa Kho, người dân ở đây đã lập đền thờ để ghi lại công ơn công đức của bà. Với một loàng biết ơn vì bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no và trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ngày xưa ghi nhận và sắc phong đền thờ của bà là: “Chủ khố linh từ”. Bốn chữ này tạm dịch ra là Đền thiêng thờ Bà Chúa Kho. Ngôi đền được lập tại thôn Cô Mễ trong một ngôi đình và ngôi chùa cổ có tên là chùa Cô Mễ.

mân lể chay

Lịch sử vang dội của Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho vào năm 1076, là nơi mà Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống. Khi ấy đền là địa điểm cất trữ lương thực cho nhà nước Việt Nam ta. Và Bà Chúa Kho được phân công trông coi kho lương thực tại đây và bà đã tử trận như đã kể ở đoạn trên.

thành tâm khấn vái

Đền Bà Chúa Kho nằm ở đâu?

Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, thuộc phường Vũ Ninh, Thành Phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội hơn 40km, cho nên nó làm điểm tham quan du lịch mổi dịp cuối tuần của người Hà Nội.

Xem thêm:   Đền Đô là di tích lịch sử có nhiều cảnh quan đẹp của Từ Sơn Bắc Ninh

Giá vé và chi phí tham quan Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là điểm tham quan cầu khấn tâm linh cho nên nó hoàn toàn không có thu phí tham quan. Bạn đến đây chỉ tốn phí mua lể để dâng lên và thắp hương khấn vái mà thôi. Bạn nhớ lưu ý chi phí gửi xe chỉ chừng 10.000 đồng/ chiếc, và nó sẽ tăng cao vào những ngày cao điểm của lể hội.

đền bà chúa kho

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Đền Bà Chúa Kho

Bạn có thể đi đến đây tham quan bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu để cầu xin khấn vái và tham quan lể hội phong tục tập quán của Đền Bà Chúa Kho thì nên đi vào dịp 25/2 (tức ngày 12 tháng giêng). Vì ngày này là ngày lễ chính để tưởng niệm ngày giỗ của Bà Chúa Kho vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077. Bạn sẽ cảm nhận được không khí tấp nập và chen chút tưng bừng tại nơi đây.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho

Bạn xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm trung tâm thủ đô Hà Nội di chuyển qua cầu Vĩnh Tuy. Qua cầu tiếp tục chạy thẳng cho đến ngã tư đường Cổ Linh thì quẹo phải. Tiếp tục di chuyển cho đến vòng xoay lớn rẻ trái vào quốc lộ 1A. Sau đó tiếp tục di chuyển hơn 30km nữa là đến thành phố Bắc Ninh. Tại đây bạn dễ dàng thấy con đường dọc bờ kè chính là đường Như Nguyệt. Bạn rẻ trái vài trăm mét nữa là thấy ngay Đền Chúa Bà Kho rồi bạn nhé.

chụp hình lưu niệm

Ăn gì khi đi tham quan Đền Bà Chúa Kho

Đền viếng lể Đền Bà Chua Kho sau khi hành lể các bạn có thể hạ lể và hưởng luôn phần lộc của chính mình. Tuy nhiên nếu muốn dùng cơm chay hay các món đặc sản khác thì ngay tại quán lân cận đền củng có bán rất nhiều. Nhưng nhất định các bạn phải dùng các món đặc sản sau nhé:

chợ bán đồ tại đền thờ

Bánh tẻ làng Chờ

Bánh tẻ làng Chờ dẻo ngon chứ không nhão, nát. Bánh có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân với sự nồng nàn của mùi lá. Chắc chắn bánh ở đây không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.

Bánh tẻ làng Chờ

Bánh đa kế

Bánh đa kế là món ăn được thực du khách khắp nơi ưa chuộng nhất. Bánh đa kế nướng lên thơm nức, cắn vào miếng bánh vừa có vị bùi của hạt mè, hạt lạc lại đậm đà của lớp gạo ngon. Chi phí giá thành bánh rất rẻ nên có thể vừa ăn vừa mua về làm quà cho gia đình bạn bè.

Bánh đa kế

Bánh phu thê

Bánh phu thê được gói bằng những tấm lá dong giản dị. Bánh có độ dẻo của nếp, độ giòn giòn của đu đủ, vị ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa. Kết họp với vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường,… Bánh phu thê bạn có thể vừa ăn vừa mua về làm quà khi đi tham quan du lịch Đền Đô Bắc Ninh về.

Bánh phu thê

Bánh khúc làng Diềm

Du lịch Đền Đô Bắc Ninh bạn không nên bỏ qua món bánh khúc làng Diềm. Bánh của làng diềm được chế biến từ rau khúc mọc ven bụi chứ không dùng bột có sẵn. Chính nhờ vậy nên bánh có vị bùi của lá khúc và ngậy béo của nhân đỗ thịt.

Bánh khúc làng Diềm

Ở đâu khi đi tham quan Đền Bà Chúa Kho

Tại thành phố Bắc Ninh có rất nhiều nhà nghỉ khách sạn từ bình dân đến cao cấp. Chi phí ở lại một đêm tại Bắc Ninh không quá nhiều chỉ dao động từ 120.000 đồng cho đến 500.000 đồng một đêm. Ít hay nhiều là tùy vào nhu cầu thực tế của chính bạn. Các bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn qua link: Danh sách khách sạn ở Bắc Ninh.

Lưu ý

Đền Bà Chúa Kho là nơi tâm linh dành cho các du khách khắp nơi đến cầu xin khấn vái. Cho nên khi đến đây bạn nhớ ăn mặc kín đáo để tỏ rỏ tấm lòng thành tâm cầu khấn. Ngoài ra vào những dịp lể có rất đông du khách dẫn đến tệ nạo chen lấn móc túi chặt chém… Chính vì vậy bạn nhớ cẩn thận và khi mua gì dùng gì nhớ hỏi giá trước khi mua bạn nhé.

đền bà chúa kho

Các bạn có thể xem thêm các điểm tham quan du lịch của Bắc Ninh theo danh sách sau:

  1. Đền Đô
5/5 - (47 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chevron-downmenu-circlecross-circle